Vải Gấm là gì? Tìm hiểu tất tần tật về loại vải Gấm
Vải gấm tưởng chừng đã trôi vào quá khứ nhưng sự hiện diện thường xuyên của nó trong ngành thời trang cao cấp hiện nay đã chứng minh độ hot của chất liệu này vẫn không hề có dấu hiệu giảm sút qua năm tháng. Vải gấm là sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống. Vừa có hơi hướng cổ điển lại ẩn chứa những nét đẹp sang trọng giúp các sản phẩm từ chất liệu này đều có sức hút khó cưỡng. Vậy vải gấm là gì? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn làm sáng rõ vấn đề này.
Vải gấm là gì?
Vải gấm vốn là một chất liệu truyền thống của người Việt. Từ xa xưa đây là một chất liệu xa xỉ chỉ có vua chúa mới có thể sử dụng những trang phục được làm từ chất liệu này.
Đặc trưng của vải gấm là các hình hoa văn được dệt trực tiếp vào sợi vải lên bề mặt. Không phải đơn thuần là các họa tiết in thông thường.
Theo quá trình phát triển của xã hội. Cuộc sống của mọi người khá giả hơn thì chất liệu gấm cũng được ứng dụng phổ biến hơn. Trước đây vải gấm vốn thân quen với chúng ta trong các bộ trang phục truyền thống. Nhưng gần đây gấm được ứng dụng rộng rãi hơn trong đó có ngành sản xuất chăn ga gối nệm.
Gấm chỉ là cách gọi chung của một dòng vải bởi trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại vải gấm khác nhau như gấm cotton, gấm tơ tằm, gấm nhân tạo. Mỗi loại này lại có những ưu thế riêng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người dùng.
Lịch sử phát triển
Cho đến thời điểm hiện nay, vải gấm đã có lịch sử phát triển hơn 5000 năm. Loại vải này lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Sau đó được quảng bá dần vào một số quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Rồi dần dần qua các nước phương Tây.
Ở nước ta gấm được mệnh danh là ông hoàng của các loại mặt hàng tơ lụa. Với kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp, thủ công. Theo như ghi chép thì làng Vạn Phúc (Hà Đông) chính là nơi dệt gấm lụa nổi tiếng nhất nước ta. Đạt đến độ tinh xảo, chất lượng cực phẩm để cung tiến cho vua chúa.
Đầu tiên gấm được sử dụng để may trang phục. Nhưng đến hiện nay loại vải này được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực khác nhau. Như may chăn ga gối đệm, các loại phụ kiện thời trang như túi xách,, giày, ví,….
Quy trình dệt gấm
Quy trình dệt gấm vô cùng phức tạp và tốn nhiều công sức. Muốn tạo nên những mảnh vải gấm nhiều kiểu dáng. Người thợ dệt thủ công phải dệt nổi từ chiếc khung cửi thiết kế 2 tầng. Còn có cách gọi khác là khung hoa.
Muốn vận hành được chiếc máy này buộc phải có 2 người điều khiển máy. Một người ngồi trên và 1 người ngồi dưới để máy có thể hoạt động chính xác. Trong quá trình này người ngồi trên sẽ kéo hoa, khi nào con thoi kêu 2 tiếng thì người phía dưới dệt cho đúng nhịp.
Muốn tạo hoa nổi trên vải gấm thì người thợ phải luồn sợi một cách công phu và tỉ mỉ. Dệt gấm thủ công là kỹ thuật khó khăn nhất, không loại máy móc nào có thể thay thế.
Hiện nay kiểu dệt vải gấm phổ biến nhất là kiểu dệt Jacquard giúp bề mặt vải có các họa tiết trang trí sinh động. Với mặt phải hiển thị rõ nét, mặt trái thì mờ hơn.
Đặc tính
Độ bền cao
Vải gấm là một trong những chất liệu dày bậc nhất hiện giờ. Chất liệu này luôn toát lên vẻ sang trọng, hiện đại, lịch lãm và vô cùng quý phái.
Bề mặt vải gấm vô cùng lóng lánh, sắc màu hiển thị tinh xảo. Đây là kết quả pha trộn của kỹ thuật dệt hiện đại cùng sự phối màu tinh tế. Sản phẩm làm từ vải gấm có thể dùng được cả 2 mặt nhờ sự thống nhất về màu sắc và chất liệu.
Màu sắc phong phú
Để liệt kê hết các màu sắc của chất liệu gấm thì rất khó bởi vải gấm có nhiều màu sắc khác nhau. Hoặc là sự kết hợp tinh xảo giữa nhiều gam màu trên cùng một tấm vải mang đến sự hấp dẫn và tinh tế tuyệt diệu cho chất liệu này.
Chất liệu gấm có khả năng bắt sáng cực kỳ mạnh nên luôn mang đến những cảm nhận thị giác trọn vẹn nhất cho người nhìn. Dù bất cứ hoa văn nào được dệt lên cũng đều mang đến độ hiển thị sắc nét, rực rỡ và bắt mắt.
Dù vải gấm được dệt bằng sợi ngang hay dọc thì cách nhuộm màu luôn tạo ra sắc thái đúng như những gì đã được định từ trước. Nếu như kiểu dệt sợi dọc tạo ra các họa tiết chìm ở bên dưới. Thì cách dệt sợi ngang lại tạo nên những hoa văn nổi bật ở trên bề mặt sản phẩm.
Không giống như chất liệu khác dệt xong mới nhuộm thì các sợi tơ gấm lại được nhuộm màu trước khi dệt. Tạo nên sự hòa lẫn màu sắc trong từng thớ vải. Điều này cũng góp phần làm sợi gấm bắt mắt hơn. Bởi khi ánh sáng mặt trời chiếu vào thì vải gấm sẽ ánh lên màu sắc rực rỡ của sợi vải. Sinh động và lấp lánh mà không chất liệu nào có thể giống được.
Hoa văn trang trí tinh tế
Nghệ thuật trang trí trên gấm được xem là chuẩn mực của phong cách tạo hình trên những chất liệu đã có tuổi đời hàng trăm năm. Từ thời các nghệ nhân dân gian cho đến công nghệ dệt đặc biệt hiện đại ngày nay.
Gấm được xem như là chất liệu khó dệt nhất trong các loại vải. Hoa văn lại đan xen cầu kì với nhiều công nghệ khác nhau từ dệt nổi cho đến dệt thêu. Để tạo được những hoa văn tinh xảo trên vải gấm thì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề rất cao cùng gu thẩm mỹ tinh tế mới có thể tạo ra được.
Đề tài trang trí trên vải gấm rất đa dạng bằng việc sáng tạo những tinh hoa nghệ thuật truyền thống để tạo sự thích ứng với thời thế. Các hoa văn trên chất liệu này sẽ được bố cục theo hình đối xứng. Không hề cầu kì phức tạp mà lại toát lên vẻ phóng khoáng, mềm mại và dứt khoát.
Ứng dụng
Sản phẩm may mặc
Đây là áp dụng phổ biến nhất của chất liệu vải gấm. Với vẻ đẹp ấn tượng cùng bảng màu đa dạng và họa tiết bắt mắt. Nên vải gấm được sử dụng rất nhiều để may trong ngành thời trang bắt mắt. Có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của nó trong trang phục áo dài truyền thống. Cho đến bộ sưu tập quần áo ngày thường đều được thổi hồn qua chất liệu vải này.
Sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ
Bản thân dệt gấm cũng là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Nên sản phẩm này được coi như một món quà có giá được bày bán tại nhiều nơi. Mặc dù ngày nay trên thế giới có nhiều quốc gia phát triển loại vải gấm nhưng sản phẩm dệt thủ công tại nước ta rất được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng.
Xét về khía cạnh văn hóa, gấm cũng là một phần trong việc quảng bá hình ảnh, truyền thống đất nước con người Việt Nam đến bạn bè nước ngoài.
Đệm bông ép vỏ bọc gấm
Sản phẩm này được nhiều khách hàng ưa thích lựa chọn. Chính nhờ độ bền rất cao, đẹp mắt cùng chất lượng chăm sóc giấc ngủ tuyệt vời.
Đệm lò xo vỏ bọc gấm
Bên cạnh đó, lớp vải gấm sang trọng cũng được xuất hiện trong tất cả những chiếc đệm lò xo cao cấp. Lớp vải bọc gấm cao cấp trên cùng bề mặt nệm không chỉ tạo nên sự sang trọng mà còn tối ưu hóa sự êm ái của dòng đệm này.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Đây là ứng dụng gần đây của chất liệu vải gấm. Gấm còn là các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ phát huy tối đa tính năng duy trì nhiệt, thân thiện với sức khỏe, mang đến giấc ngủ ngon mà còn tôn lên vẻ sang trọng. Những sản phẩm chăn ga gối đệm làm từ vải gấm không chỉ đơn giản là sản phẩm chăm sóc sức khỏe bình thường mà còn là một phần trang trí không thể thiếu trong không gian nội thất phòng ngủ.
Vệ sinh, bảo quản
Bạn nên nhớ tất cả sản phẩm làm từ vải gấm phải giặt bằng tay để đảm bảo độ bền. Tuyệt đối không được giặt bằng máy.
Không nên sử dụng các loại bột giặt có hoạt tính mạnh. Mà chỉ nên sử dụng chất giặt trung tính, dịu nhẹ. Và tuyệt đối không nên dùng thuốc tẩy khi giặt các sản phẩm liên quan đến chất liệu gấm.
Nhiệt độ nước để giặt các sản phẩm từ gấm thích hợp là khoảng 30 độ C. Không nên giặt nước nhiệt độ cao sẽ khiến vải gấm mất độ bóng. Giặt nước quá lạnh lại khiến vải bị co rút lại.
Khi phơi vải gấm nên lộn mặt trong ra. Nếu là vải phải dùng 1 lớp lót lên bề mặt bằng cotton hoặc lụa.
Leave a Comment